Thận yếu là gì? Tổng hợp cách chữa trị và phòng ngừa hiệu quả

Thận yếu khiến cơ thể mệt mỏi do thận không đủ khỏe để thực hiện các chức năng vốn có. Lúc này độc tố sẽ bị tồn đọng, nồng độ chất điện giải, kiềm không được điều tiết, huyết áp và hồng cầu không còn được kiểm soát chặt chẽ. Vậy đâu là những nguyên nhân và triệu chứng của thận yếu? Cùng tìm hiểu ở bài viết này nhé!

Thận yếu là gì?

Thận yếu là một tình trạng suy yếu của thận, khiến các chức năng của thận không còn như trước nữa. Thận yếu thường có những biểu hiện không rõ ràng nên thường bị bỏ qua và không được điều trị kịp thời.

than-yeu

Thận yếu là căn bệnh khá phổ biến

Thận yếu là tình trạng suy giảm chức năng của thận. Bệnh tiến triển âm thầm từ năm này Thận yếu thường có thời gian ủ bệnh ít nhất 1 năm, các thương tổn dần được hình thành. Các tác nhân gây bệnh chủ yếu là do các bệnh lý liên quan như: Tiểu đường, huyết áp cao, bệnh về hệ tim mạch, bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu, ung thư bàng quang..

Triệu chứng thận yếu thường thấy

Thận yếu giai đoạn đầu có thể không có triệu chứng rõ ràng. Nhưng những người bị thận yếu lâu ngày sẽ xuất hiện một số triệu chứng, bao gồm: 

8 triệu chứng thận yếu ở nam giới

Các triệu chứng của nam giới khác với nữ giới, ví dụ như:

  • Bị rùng mình, tay chân lạnh: Đây là những cảm giác mà người bệnh dễ dàng cảm thấy. Họ thường sợ lạnh và gió thôi, khả năng chịu lạnh kém hơn người thường.
  • Ham muốn tình dục giảm
  • Hoa mắt chóng mặt, mất ngủ, gặp ác mộng: Thận có vai trò mật thiết với nhiều cơ quan trong cơ thể, khi thân yếu sẽ ảnh hưởng tới hầu hết giác quan nên dễ dàng cảm thấy hoa mắt, chóng mặt.
  • Hen suyễn: Nạp khí cũng là một chức năng của thận. Khi thận yếu, khi sẽ không dduocj lưu thông và dẫn tới hơi thở khò khè, thở nhiều và khiến người bệnh khó thở.
  • Tiểu đêm: Thường sẽ có những lần thức dậy giữa đêm để đi tiểu.
  • Đau lưng: Đàn ông khi bị thận yếu sẽ đau lưng, khó đứng thẳng, những người bị nặng hơn sẽ bị đau những cả ngón chân, gót chân.
  • Ù tai, hoa mắt: Những người bị thận yếu, ngũ quan thường bị ảnh hưởng.
  • Phù: Bọng mắt, bàn chân và mắt cá chân là những nơi dễ dàng bị phù do thận yếu, không thể đào thải chất lỏng dư thừa.
than-yeu

Triệu chứng thận yếu không phải lúc nào cũng thẻ hiện ra

6 dấu hiệu suy thận ở chị em phụ nữ

  • Rụng tóc nhiều: Khi chải hoặc gội, tóc dễ bị rụng khiến mái tóc dày không còn được như xưa.
  • Mắt quầng thâm, phù mọng: Nhất là mỗi khi ngủ dậy, bọng mắt thâm và sưng mọng.
  • Mãn kinh sớm: Phụ nữ mới 30 tuổi mà mãn kinh là sớm, vã mồ hôi ban đêm, có những cơn bốc hỏa ở mặt, viêm âm đạo thì có thể là do thận bị yếu.
  • Không ngừng tăng cân được: Bạn vẫn thực hiện chế độ ăn và thể dục bình thường, nhưng cân nặng lại không ổn định, thậm chí là lên cấp liên tục dẫn tới béo phì.
  • Giảm ham muốn tình dục: Tuổi 35 nhưng nằm cạnh chồng lại không hề có ham muốn gì, chắc hẳn là có vấn đề về thận.
  • Sợ lạnh: Cảm giác bị lạnh, ngồi máy lạnh mà mọi người thấy mát còn mình thì lạnh.

Xem thêm: Phân biệt đau lưng thận với thoái hóa cột sống

Nguyên nhân thận yếu cần lưu ý

Theo thống kê mới nhất của Bệnh viện Thống Nhất TP. Hồ Chí Minh đã chỉ ra những nguyên nhân chủ yếu dẫn tới bệnh thận yếu, bao gồm nguyên nhân chủ quan và khách quan, ví dụ:

Nguyên nhân chủ quan

  • Lạm dụng chất kích thích: Rượu, bia, thuốc lá,… làm tổn hại đến thận, khiển protein trong nước tiểu tăng lên.
  • Ảnh hưởng tâm lý: Những tình trạng như lo lắng, sợ hãi, căng thẳng kéo dài sẽ làm thận bị áp lực, đây chính là nguyên nhân làm cho thận bị suy yếu theo thời gian.
  • Sử dụng thuốc trong thời gian dài: Nhất là thuốc làm hạ huyết áp, thuốc lợi tiểu… nếu sử dụng lâu dài sẽ gây mất nước làm thận suy yếu dần.
  • Nguyên nhân khác: Không cấp đủ nước cho cơ thể, chế độ ăn quá nhiều muối, đời sống tình dục không lành mạnh, thức đêm, nhịn tiểu lâu và lười vận động cũng là những nguyên nhân gây ảnh hưởng tới chức năng của thận.

Nguyên nhân khách quan

  • Tuổi tác: Theo quy luật tự nhiên, tuổi càng cao, cơ thể càng yếu.
  • Viêm bàng quang: Bệnh này sẽ gây áp lực lên thận, khiến niệu đạo bị tắc, cản trở việc đào thải nước tiểu ra ngoài, từ đó làm thận bị tổn thương.
  • Do các bệnh khác: Những bệnh như lupus, cao huyết áp, u hạt Wegener, tiểu đường hoặc hội chứng goodpasture… cũng có thể dẫn tới tình trạng thận yếu.
than-yeu

Thận yếu có nguyên nhân bắt nguồn từ một số các bệnh lý liên quan

 Huyết áp cao làm hại thận như thế nào

Khi huyết áp cao, chúng có thể gây ra những vết nứt ở trong niêm mạc, đây là nơi cung cấp và sản sinh ra những chất béo, làm cản trở việc lưu thông máu trong cơ thể. Khi những động mạch dẫn máu đến thận bị thu hẹp, cơ thể sẽ tự tạo ra một loại hooc-môn có tên là renin có tác dụng làm cho những động mạch nhỏ này càng hẹp hơn nữa. Đặc biệt huyết áp càng cao, càng gây tổn thương nhiều cho thận. 

Dần dần, lưu lượng máu bị hạn chế và không cung cấp máu cho thận, khiến các cầu thận tổn thương và chết dần.

Điều trị thận yếu nên uống thuốc gì?

Người bị thận yếu giai đoạn đầu có thể khỏi nếu như có biện pháp điều trị kịp thời, kết hợp cùng chế độ ăn uống và luyện tập hợp lý. Khi bị thận yếu, người bệnh có thể uống thuốc nam hoặc những loại nước từ thảo dược, ví dụ như:

  • Thận yếu nên uống nước râu ngô

Râu ngô từ lâu đã là vị thuốc chữa bệnh thận yếu hiệu quả và được sử dụng rộng rãi trong dân gian. Người bệnh có thể sử dụng râu ngô để nấu với nước, chỉ cần đun sôi 10 phút là có thể dùng như trà. Nước râu ngô vừa thanh lọc cơ thể lại tốt cho người thiểu niệu, sỏi thận…. đặc biệt là điều trị thận yếu ít tiểu.

  • Uống đậu đen hồi phục thận khỏe 

Những người thận yếu nên biết đậu đen còn giúp điều trị bệnh thận. Dùng đậu đen cho vào nước đun sôi tới khi đậu chín mềm, cho một chút đường và quấy đều để đường tan vào nước đậu. Ăn cả cái và nước đậu đen rất tốt cho người bị thận.

Chữa thận yếu bằng thuốc nam

Cách chữa thận yếu bằng thuốc Nam rất được nhiều bệnh nhân sử dụng và có tác dụng nhất định. Ở đây, chúng tôi có một vài bài thuocs nam trị thận yếu cho các bạn tham khảo, ví dụ:

  • Cây nhọ nồi và đậu đen

Đậu đen và nhọ nồi là hai vị thuốc dân gian chữa thận yếu rất tốt. Cây nhọ nồi (tên gọi khác là cây cỏ mực) và đậu đen trong Đông ý được cho là có tính mát, vị ngọt, có tác dụng giải độc và đặc biệt là điều trị thận yếu, thận hư rất tốt.

than-yeu

Cây nhọ nồi rất dễ kiếm vì mọc dại ngoài tự nhiên

Nguyên liệu: 30gr nhọ nồi và 40gr đậu đen.

Cách làm: Sao vàng lá nhọ nồi sau đó đem rang chay hạt đậu đen. Tiếp theo cho cả 2 nguyên liệu này vào nôi, chế khoảng 2l nước, đun sôi trong vòng 15 phút. Cuối cùng chắt lấy nước. Bạn có thể sử dụng bài thuốc này thay nước uống hàng ngày.

  • Cây mực

Cây mực còn được biết đến với tên gọi là phèn đen. Đây là một vị thuốc chữa thận yếu bằng thuốc nam không thể thiếu. Cỏ mực có tính hàn, chát, thường được sử dụng để thanh nhiệt, giải độc và lợi tiểu rất hiệu quả.

Nguyên liệu: Cây mực, lá quýt gai, là cây muối mỗi loại 200gr

Cách làm: Bỏ tất cả những nguyên liệu trên vào nồi với 1,5l nước, đem sắc còn khoảng 60ml thì ngừng, chắt lấy nước để dùng, thuốc chỉ uống trong ngày.

Chữa bệnh thận yếu đi tiểu nhiều

Để chữa được chứng tiểu nhiều do thận yếu, ở đây chúng tôi cũng có 5 bài thuốc giới thiệu cho các bạn, đó là:

  • Dùng giá đỗ xanh

Nguyên liệu: 500g giá đỗ xanh, 50g đường trắng

Cách làm: Đem gia đồ luộc với nước, pha với một chút đường để dễ uống. Bạn có thể dử dụng nước giá đỗ xanh uống thay nước lọc mỗi ngày. Rất tốt cho người bí tiểu, tiểu rắt.

  • Dùng cẩu khởi tử

Nguyên liệu:15g cẩu khởi tử

Cách làm: Nấu cẩu tử với nước sôi, lọc lấy nước uống 2 lần/ngày, uống liên tục 3 ngày sẽ thấy tác dụng rõ rệt.

  • Dùng đậu đỏ và mề gà

Nguyên liệu: 50g đậu đỏ, 2 cái mề gà

Cách làm: Rửa sạch, thái nhỏ mề gà rồi nấu chín cùng đậu đỏ, Sử dụng món này 1 ngày 1 lần sẽ giảm chứng tiểu nhiều, tiểu gấp. .

  • Sử dụng thận lợn

Nguyên liệu: 2 quả thận lợn, 30g hạch đào nhân, 15g đỗ trọng

Cách làm: Thận lợn đem làm sạch, thái con chì rồi cho vào nồi nấu chín cùng với hạch đào nhân và đỗ trọng. Bài thuốc này chữa được tiểu nhiều, lại bổ dương rất tốt.

  • Dùng dạ dày lợn

Nguyên liệu: 500g dạ dày lợn, 100g gạo tẻ

Cách làm: Đem dạ dày lợn rửa sạch, luộc chín, vớt ra để ráo nước. Đem thái dạ dày thành miếng nhỏ vừa ăn, nấu với 1 nắm gạo thành cháo, ăn ngày 2 lần liên tục trong 3 ngày sẽ có tác dụng rõ ràng.

Bảo vệ và phòng ngừa thận yếu

Để cơ thể khỏe mạnh, chức năng thận hoạt động tốt, bạn cần chú ý những điều sau:

than-yeu

Chế độ ăn cũng góp phần bảo vệ thận khỏi sự suy yếu

  • Giữ huyết áp và lượng đường trong máu ổn định: Thực hiện bảo vệ tốt sức khỏe hệ tim mạch sẽ giúp làm chậm sự suy giảm các chức năng của thận. Đặc biệt, bạn nên chú ý giữ huyết áp dưới 130/80.
  • Giảm cholesterol: Sử dụng statin để giảm chỉ số cholesteron xấu trong máu, điều này gián tiếp bảo vệ thận khỏi các nguy cơ.
  • Hạn chế sử dụng thuốc: Nhất là các loại thuốc kê toa, kháng sinh…
  • Chế độ ăn hạn chế protein: Nếu bạn ăn quá nhiều protein có thể dẫn tới tình trạng đạm niệu, khiến thận hư.
  • Sử dụng NSAID một cách thận trọng: Thuốc chống viêm steroid (NSAID) như ibuprofen và naprox có khả năng gây cản trở các chức năng thận. Sử dụng những loại thuốc này nhưng không cung cấp đủ nước cho cơ thể có thể dẫn tới bệnh suy thận về sau.

Trên đây là tất cả những chia sẻ về bệnh suy thận. Các bạn có thể tham khảo ý kiến và để lại bình luận bên dưới. Xin chào và hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết sau!

*Lưu ý: Những thông tin này chỉ mang tính tham khảo, để có thể được tư vấn chính xác cho từng trường hợp thì bạn nên tới gặp bác sĩ.

Là một giảng viên ưu tú, hiện bác sĩ Hoàng Thị Lan Hương (sinh ngày 19/11/1957 tại Yên Phụ, Tây Hồ, Hà Nội) đang giảng dạy tại trường Học viện y học cổ truyền Tuệ Tĩnh. Bà rất tâm huyết trong việt xây dựng phác đồ hỗ trợ điều trị về bệnh suy thận nói riêng và các bệnh về thận nói chung. Bác sĩ Hoàng Thị Lan Hương là người đại diện pháp lý, chịu trách nhiệm chuyên môn tại nhà thuốc Tâm Minh Đường và toàn bộ thông tin y sức khỏe trên website: https://suythan.net/

Related Posts

9 triệu chứng bệnh thận yếu bạn đừng nên coi thường

Có rất nhiều người bị mắc bệnh mà lại không hề hay biết. Bởi lẽ những triệu chứng thận yếu ban đầu thường rất khó để phát…

Phải hối tiếc nếu bỏ qua dấu hiệu bệnh thận yếu này

Bệnh thận yếu là một kẻ giết người thầm lặng. Bệnh nhân thường được chẩn đoán muộn khiến căn bệnh càng khó chữa hơn. Các dấu hiệu…

Người bị thận yếu nên ăn gì và cần kiêng ăn những gì?

Bạn bị mắc phải căn bệnh thận yếu, sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cũng như các hoạt động trong cuộc sống hàng ngày . Thận…

Mẹo chữa thận yếu tiểu nhiều bạn có thể dễ dàng tìm thấy

Cứ một lúc bạn lại đi tiểu một lần; số lần đi tiểu trong ngày của bạn không biết bao nhiêu lần; khiến cho bạn thấy lo…

Thận yếu: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị thận yếu tốt nhất

Thận yếu khiến nhiều anh mất tự tin mặc cảm về “BẢN LĨNH” của mình. Nhiều đức lang quân chỉ vì mắc bệnh mà tự tạo ra…

Cách trị 5 chứng thận yếu bằng phương pháp an toàn nhất

Từ xua tới nay, Đông y được biết đến như là phương pháp chữa bệnh đau thận đau lưng an toàn, tiết kiệm và hiệu quả thì vô…